Mới đây vào tháng 6/2020, dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ do Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư hay còn có tên gọi khác Long Beach Cần Giờ và Vinpearl Cần Giờ mới được phê duyệt điều chỉnh quy mô từ 600 ha lên 2.870 ha và tổng mức đầu tư lên trên 9 tỷ đô la Mỹ.
Đây là lần thứ hai dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ được điều chỉnh quy mô, tăng gấp gần 5 lần so với quy hoạch ban đầu.
Theo báo cáo ngày 23/9/2020 vừa qua của Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS), đại dự án nhiều tiềm năng Long Beach Cần Giờ đang được Vinhomes tích cực hoàn thành các thủ tục pháp lý, chuẩn bị đưa vào quỹ đất phát triển thời gian tới.
Các sản phẩm của dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ do Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư sẽ bao trùm các dòng sản phẩm đô thị mang thương hiệu Vinhomes (Vinhomes Cần Giờ) và dòng sản phẩm nghỉ dưỡng của Vinpearl (Vinpearl Cần Giờ).
Tiềm năng phát triển của Cần Giờ
Thứ nhất, Cần Giờ bản thân có khu dự trữ sinh quyển thế giới, không chỉ duy nhất tại Việt Nam mà còn được UNESCO công nhận. Đấy là điều đặc biệt hiếm nơi nào có được. Cần Giờ với hệ động thực vật đa dạng, độc đáo và phong phú, điển hình cho khu dự trữ rừng ngập mặn.
Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ còn gọi là Rừng Sác là một quần thể gồm các loài động, thực vật rừng trên cạn và thuỷ sinh, được hình thành trên vùng châu thổ rộng lớn của các cửa sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ.
Cho tới hiện nay, Cần Giờ có diện tích rừng xanh bao phủ được hơn 31 nghìn héc-ta, trong đó có gần 20 nghìn héc-ta rừng trồng và hơn 11 nghìn héc-ta được khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và các loại rừng khác.
UNESCO đã công nhận đây là khu dự trữ sinh quyển thế giới vào ngày 21/1/2000 với hệ động thực vật đa dạng độc đáo điển hình của vùng ngập mặn. Nơi đây được công nhận là một khu du lịch trọng điểm quốc gia Việt Nam.
Thứ hai, trong lịch sử, nơi đây có di chỉ người tiền sử, đồng thời đây còn là chiến khu rừng Sác, tức là có lịch sử truyền thống lâu đời, có thể phát triển được loại hình du lịch về nguồn.
Thứ 3, Cần Giờ là huyện duy nhất của Thành phố Hồ Chí Minh giáp biển, với khoảng 20 km đường biển. Cần Giờ giống như một hòn đảo tách biệt với xung quanh, bốn bề là sông và biển. Sông Lòng Tàu chảy qua giữa huyện Cần Giờ. Phía bắc Cần Giờ ngăn cách với huyện Nhà Bè bởi sông Soài Rạp.
Trước đây, Cần Giờ được quy hoạch để phát triển nông nghiệp và thuỷ sản. Tuy nhiên, hiện huyện Cần Giờ đã được định hình lại, lấy du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn hàng đầu.
Tại buổi lễ khai mạc Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Cần Giờ lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 vừa diễn ra sáng ngày 27/8/2020 vừa qua. Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Nguyễn Hữu Hiệp cho rằng huyện Cần Giờ đề ra mục tiêu chủ yếu trong 5 năm tới phát triển huyện Cần Giờ theo hướng đô thị sinh thái gắn với thực hiện Đề án Đô thị thông minh; nâng cao chất lượng sống cho nhân dân.
Dự án khu du lịch lấn biển Cần Giờ (Vinhomes Cần Giờ và Vinpearl Cần Giờ) do Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư được coi là dự án có quy mô lớn nhất Việt Nam trong năm 2020. Để “đánh thức” Cần Giờ, Vingroup đã phải mất nhiều năm thuyết phục Chính phủ phê duyệt.
Đây là nhiệm vụ lớn, trọng tâm, xuyên suốt cả nhiệm kỳ, vì vậy ngay sau Đại hội, đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền tập trung phân tích, đánh giá những tiềm năng, thế mạnh của Cần Giờ để đưa ra giải pháp khả thi với lộ trình cụ thể để thực hiện…
Dự án khởi đầu chậm chạp
Thời điểm khởi công năm 2007, dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ với tên gọi Saigon Sunbay được quy hoạch với quy mô 600 ha tại xã Long Hòa, huyện Cần Giờ với 400 ha là đất xây dựng và 200 ha là bãi biển nội bộ. Dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ nằm cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 50 km với tổng mức đầu tư 8.470 tỷ đồng.
Chủ đầu tư dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ lúc bấy giờ là Công ty Cổ phần Đô thị Du lịch Cần Giờ (Cangio Tourist City) được thành lập vào tháng 9/2004 với những cổ đông chính là Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist), Văn phòng Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Cổ phần Xây dựng Sài Gòn, Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Việt Nga…
Tuy nhiên, ngay sau lễ khởi công dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính 2008 khiến các nhà thầu không sắp xếp được khoản chi phí 200 triệu USD cho phần san lấp, trong khi Công ty Cổ phần Đô thị Du lịch Cần Giờ cũng gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn. Do vậy, dự án rơi vào tình trạng “án binh bất động” kéo dài cho đến mãi năm 2012.
Đầu năm 2014, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã nhắc nhở chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ dự án do chậm tiến độ hơn 5 năm, nếu trong 2014 không thực hiện đúng tiến độ giai đoạn 1 đã đề ra thì thành phố sẽ chuyển đổi nhà đầu tư.
Vingroup nhận chuyển nhượng dự án
Đến đầu năm 2015, một loạt các cổ đông cũ của Cangio Tourist City lần lượt thoái vốn là nhóm cổ đông Saigontourist và Văn phòng Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong khi đó, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2015 của Vingroup, Tập đoàn này sở hữu 34,9% vốn điều lệ của Cangio Tourist City với tổng số tiền đầu tư lên đến gần 4.800 tỷ đồng.
Cũng khoảng giữa năm 2015, Cangio Tourist City đã kiến nghị xin mở rộng quy mô dự án Saigon Sunbay dọc bờ biển theo hướng về xã Long Hòa để xây dựng trung tâm thương mại dịch vụ, khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí.
Đến năm 2016, Tập đoàn Vingroup tiếp tục nhận chuyển nhượng cổ phần Cangio Tourist City từ một doanh nghiệp và một số cá nhân, tăng tỷ lệ sở hữu từ 34,9% lên 97,15%. Tổng giá trị chuyển nhượng là 8.473 tỷ đồng.
Để tháo gỡ tình trạng trì trệ của dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, cuối năm 2015, Sở Quy hoạch Kiến trúc đã đề xuất, tham mưu cho UBND Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/2000 cho toàn dự án lấn biển Cần Giờ với tổng diện tích 1.080 ha bao gồm 600 ha cũ và 480 ha mới và được Thành phố Hồ Chí Minh thông qua.
Như vậy, Tập đoàn Vingroup đã nhận chuyển nhượng và mở rộng quy mô để hồi sinh dự án khu đô thị du lịch lấn biển Long Beach Cần Giờ hay Vinhomes Cần Giờ và Vinpearl Cần Giờ.
Điều chỉnh mở rộng quy mô dự án
Tháng 11/2016, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ Xây dựng chủ trì thẩm tra đề nghị của UBND Thành phố Hồ Chí Minh về việc chấp thuận chủ trương và phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 ven biển tại xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh, có quy mô nghiên cứu trên phạm vi 2.870 ha bao gồm khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ.
Đến tháng 4/2017, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đồng ý về nguyên tắc nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung quy hoạch. Sau đó, Thủ tướng giao UBND Thành phố Hồ Chí Minh tiếp thu ý kiến của các bộ và các cơ quan liên quan trong quá trình tổ chức nghiên cứu lập, thẩm định và phê duyệt bảo đảm các yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường… cập nhật vào Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, trình duyệt theo đúng quy định hiện hành.
Tháng 3/2019, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã có văn bản số 1049/UBND-DA đề nghị điều chỉnh chủ trương đầu tư mở rộng dự án này gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xem xét, thẩm định trình Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư.
Đến ngày 12/6/2020 vừa qua, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký quyết định số 826/QĐ-TTg với nội dung phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư mở rộng dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, điều chỉnh tên dự án từ “Hệ thống công trình lấn biển và Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ” thành “Đầu tư mở rộng Dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ”.
Bên cạnh đó, tổng vốn đầu tư dự án lấn biển Cần Giờ sau điều chỉnh là 217.054 tỷ đồng (trên 9 tỷ đô), gồm vốn chủ sở hữu là 32.558 tỷ đồng (chiếm 15% tổng vốn đầu tư) và vốn vay thương mại là 184.496 tỷ đồng (chiếm 85% tổng vốn đầu tư).
Như vậy, quy mô dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ tăng từ 600ha khi khởi công lần đầu tiên năm 2007 với tổng vốn đầu tư 8.470 tỷ đồng đã lên đến 2.870ha với tổng vốn đầu tư 217.054 tỷ đồng trong năm 2020.
Thời gian thực hiện dự án là 50 năm đối với phần mở rộng quy mô kể từ ngày được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư. Bên cạnh đó, phần diện tích biển 600 ha đã giao cho nhà đầu tư có thời hạn thực hiện 50 năm kể từ ngày 11/7/2007. Tiến độ thực hiện dự án là 11 năm kể từ ngày được quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư.
Cầu Cần Giờ hoàn thành cuối 2025
Tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Cần Giờ của Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh trong tháng 6/2020 vừa qua, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh ông Nguyễn Thiện Nhân cho biết Thủ tướng vừa có quyết định phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư mở rộng dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ.
Đồng thời, nhiều cử tri cũng đặt câu hỏi liên quan đến tiến độ thực hiện cầu Cần Giờ nối huyện Cần Giờ với trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. Về vấn đề này, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh ông Bùi Hòa An cho biết theo kế hoạch, nếu việc giải phóng mặt bằng thuận lợi, dự án cầu Cần Giờ sẽ hoàn thành cuối năm 2025.
Cầu Cần Giờ có tổng chiều dài khoảng 7,4km vượt qua sông Soài Rạp sẽ thay thế cho phà Bình Khánh, kết nối huyện Cần Giờ với trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận. Điểm đầu cầu tại nút giao đường 15B với đường số 2 của Khu đô thị Phú Xuân, huyện Nhà Bè, điểm cuối nối vào đường Rừng Sác. Tổng chi phí đầu tư ước tính khoảng 5.300 tỷ đồng. Đơn vị thực hiện là liên doanh Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Trung Nam và Công ty Cổ phần Đô thị du lịch Cần Giờ.
Đề xuất 4 vị trí làm cảng biển ở Cần Giờ
Tháng 9/2020, Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh có văn bản gửi UBND Thành phố, góp ý kiến về quy hoạch phát triển cảng biển trong quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đó, Sở Giao thông vận tải đã có ý kiến đối với báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng công trình Hàng Hải (đơn vị tư vấn) lập, dự kiến bổ sung quy hoạch cảng container, tổng hợp, hàng rời tại 4 vị trí trên địa bàn huyện Cần Giờ.
- Vị trí số 1, tiếp giáp sông Lòng Tàu (xã Bình Khánh, Cần Giờ); dự kiến quy hoạch cảng biển quy mô 250 ha, có thể đón tàu 30.000 – 50.000 DWT.
- Vị trí số 2, tiếp giáp sông Lòng Tàu (thuộc xã Thạnh An, Cần Giờ); dự kiến quy hoạch cảng biển với quy mô 50 ha, có thể đón tàu đến 100.000 DWT.
- Vị trí số 3, tiếp giáp luồng Sài Gòn – Vũng Tàu (thuộc xã Long Hoà, Cần Giờ); dự kiến quy hoạch cảng biển quy mô 150 ha, có thể tàu đến 150.000 DWT.
- Vị trí số 4, tiếp giáp luồng Cái Mép – Thị Vải (thuộc địa phận Cù Lao Ông Chó), dự kiến quy hoạch cảng biển chuyên dụng với quy mô 100 ha, có thể đón tàu đến 200.000 DWT.
Theo đánh giá của Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, trừ vị trí số 2, các vị trí còn lại cần được nghiên cứu và có khả năng xem xét nghiên cứu bổ sung quy hoạch cảng biển Cần Giờ.
Mô hình ý tưởng triển khai dự án
Dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ hay Vinhomes Cần Giờ và Vinpearl Cần Giờ của Tập đoàn Vingroup là siêu dự án phức hợp thương mại, dịch vụ và chung cư cao cấp, biệt thự cao cấp, biệt thự nghỉ dưỡng… có quy mô lên đến 2.870 ha với vị trí đắc địa tại địa bàn huyện Cần Giờ.
Dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ do Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư hay còn có tên gọi khác Long Beach Cần Giờ và Vinpearl Cần Giờ được quy hoạch dự kiến?
- Đất dành cho du lịch do Vinpearl Cần Giờ phát triển: bao gồm diện tích đất dành cho việc xây dựng khách sạn, nhà hàng cao cấp; diện tích đất dành cho việc xây dựng các resort nghỉ dưỡng và để xây dựng các khu vực công cộng.
- Đất dành cho dân cư do Vinhomes Cần Giờ phát triển: bao gồm diện tích để xây dựng các biệt thự cao cấp và biệt thự nghỉ dưỡng.
- Còn lại là diện tích cây xanh và giao thông đi lại.
Saigon Villas sẽ thường xuyên cập nhật những thông tin mới và hấp dẫn nhất về dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ và những thông tin về hạ tầng tại Cần Giờ. Quý khách hàng quan tâm tới dự án, vui lòng đăng ký theo mẫu bên dưới để luôn nhận được thông tin sớm nhất.
Câu hỏi thường gặp
Những câu hỏi thường gặp về dự án khu đô thị du lịch lấn biển của Tập đoàn Vingroup giúp khách hàng hình dung ra quy mô của dự án, thời gian động thổ khởi công xây dựng, tiến độ xây dựng, sản phẩm và tiến độ bán hàng như thế nào.
Dự án khu du lịch lấn biển Cần Giờ (Vinhomes Cần Giờ và Vinpearl Cần Giờ) do Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư được coi là dự án có quy mô lớn nhất Việt Nam trong năm 2020. Để “đánh thức” Cần Giờ, Vingroup đã phải mất nhiều năm thuyết phục Chính phủ phê duyệt.
Quy mô dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ tăng từ 600ha khi khởi công lần đầu tiên năm 2007 với tổng vốn đầu tư 8.470 tỷ đồng đã lên đến 2.870ha với tổng vốn đầu tư 217.054 tỷ đồng trong năm 2020.
Hiện tại chưa có thông tin về việc động thổ triển khai xây dựng đại dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ của Vingroup. Saigon Villas sẽ thường xuyên cập nhật những thông tin mới và chính xác nhất.
Các sản phẩm của dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ do Vingroup làm chủ đầu tư sẽ bao trùm các dòng sản phẩm đô thị mang thương hiệu Vinhomes (Vinhomes Cần Giờ) và dòng sản phẩm nghỉ dưỡng của Vinpearl (Vinpearl Cần Giờ).
Trả lời